Trong hàng ngàn năm lịch sử của mình, Trung Quốc là một dân tộc luôn ấp ủ tham vọng “Đại Hán” bành trướng, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Để thực hiện tham vọng đó, các triều đại Trung Quốc thường xuyên đem quân đi xâm chiếm, đô hộ các lãnh thổ xung quanh.
Mặc dù nằm trên bờ Thái Bình Dương, song Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh. Các cuộc xâm lăng của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên bộ, trong khi trên biển, hải quân Trung Quốc đã từng phải hứng chịu những thất bại vô cùng nặng nề.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngang ngược với các quốc gia láng giềng trong vấn đề tranh chấp biển đảo, chúng tôi xin điểm lại những trận chiến trên biển mà trong đó hải quân Trung Quốc đã phải chịu thảm bại trước đối phương, cả với tư cách là kẻ đi xâm lược lẫn bị kẻ khác xâm lược.
Kỳ 1: Cơn thịnh nộ của Thần Phong
Trong suốt thế kỷ XIII, vó ngựa xâm lược của quân đội Mông Cổ tung hoành khắp lục địa Âu-Á trong làn sóng bành trướng mãnh liệt. Ở Đông Á, người Mông Cổ đưa quân vào thôn tính Trung Quốc và lập nên triều Nguyên.
Quân Mông Cổ đã chinh phục một vùng đất rộng lớn trải dài từ phía bắc Trung Quốc tới Ba Tư, Trung Á, Nga và một phần Trung Đông. Ở phía đông, sau khi thôn tính Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), quân Nguyên bắt đầu dòm ngó Nhật Bản, quốc gia duy nhất ở phía đông chưa bị quân Nguyên cai trị.
Trong các năm 1268 và 1271, vua triều Nguyên là Hốt Tất Liệt đã phái sứ giả đến Nhật để đòi người Nhật phải thần phục triều Nguyên, trở thành chư hầu của Trung Quốc.
Tuy nhiên trong thời kỳ này Nhật là một quốc gia tương đối hùng mạnh, cộng với vị trí địa lý tách biệt giữa biển cho phép người Nhật sẵn sàng chống lại các yêu sách của triều Nguyên và không chịu thần phục.
Tức giận trước thái độ chống đối của Nhật Bản, đến năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng Hàn Đô đem hơn 40.000 quân cùng gần 900 chiến thuyền sang xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng hùng hậu của mình, quân Nguyên dễ dàng đánh bại được các đơn vị đồn trú của Nhật trên các đảo tiền tiêu là Tusima và Iki, gây ra những trận thảm sát dã man và hủy diệt nặng nề ở đây.
Sau khi đổ bộ lên vịnh Hakata, lực lượng kỵ binh quân Nguyên với ưu thế về chiến thuật và vũ khí của mình đã áp đảo quân phòng thủ Nhật Bản. Quân Nguyên sử dụng những quả đạn pháo nhồi thuốc nổ mà quân Nhật chưa từng thấy bao giờ, khiến họ kinh hoàng tột độ.
Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Nguyên, lính Nhật buộc phải rút lui về cố thủ trong một pháo đài gần Dazaifu. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, quân Nguyên rút về nghỉ ngơi trên chiến thuyền của mình, chờ đợi cuộc tấn công vào ngày mai.
Tuy nhiên, đêm hôm đó, một cơn bão lớn bất chợt ập vào vịnh Hakata và nhấn chìm 200 chiến thuyền của quân Nguyên. Kỵ binh nhà Nguyên vốn chỉ quen tác chiến trên bộ, không giỏi thủy tính bị sóng dữ vùi dập tơi tả.
Cơn bão bất ngờ này đã khiến hơn 13.000 binh sĩ của tướng Hàn Đô thiệt mạng dưới đáy biển, đánh tan cả một hạm đội hùng hậu của nhà Nguyên, buộc số chiến thuyền còn lại cùng số binh sĩ vẫn chưa hết khiếp đảm rút chạy về Cao Ly, kết thúc một cuộc xâm lược thất bại ê chề.
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Nhật Bản trong một cuộc viễn chinh quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, họ cũng phải mất một thời gian mới khôi phục được hạm đội viễn chinh của mình vốn bị thiệt hại nặng sau cơn bão.
Về phía mình, sau trận chiến trên, Nhật Bản cũng tăng cường hơn nữa công cuộc phòng thủ tích cực. Biết rằng quân Nguyên sẽ không chịu từ bỏ dễ dàng, quân đội Nhật Bản đã huy động đông đảo các võ sĩ samurai tập hơn để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc mới.
Nhật Bản cũng cho xây dựng một bức tường thành bằng đá dài tới 20 km dọc theo bờ biển vịnh Hakata để đề phòng cuộc tấn công bằng kỵ binh từ phía biển của quân Nguyên.
Năm 1281, sau một thời gian chuẩn bị, Hốt Tất Liệt đã sai các tướng A Tháp Hải, Hàn Đô, Hồng Trà Khâu cùng hơn 150.000 quân và 9000 chiến thuyền tiến theo đường biển xâm lược Nhật Bản lần thứ hai.
Thuyền chiến quân Nguyên chia làm hai đường, một từ bán đảo Triều Tiên qua, và một đường từ miền nam Trung Quốc tới, dự định hội quân ở bờ biển đảo Kiuxiu. Với lực lượng mạnh hơn cuộc xâm lược lần thứ nhất hơn 10 lần, quân Nguyên tin tưởng rằng lần này họ sẽ sáp nhập được Nhật Bản vào đế chế của mình.
Tuy nhiên do một số trục trặc dọc đường, hạm đội từ phía nam Trung Quốc đến chậm, tạo điều kiện cho quân Nhật tập trung lực lượng phục kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt hạm đội yếu hơn từ ngả Triều Tiên qua.
Quân Nguyên vẫn còn hạm đội từ phía nam Trung Quốc kéo tới với lực lượng rất hùng hậu. Ngày 16/8/1281, hàng ngàn chiến thuyền hùng hổ kéo vào vịnh Hakozaki và các đảo Taka Hirato với khí thế áp đảo, tưởng chừng như không có gì có thể ngăn cản họ đánh bại quân Nhật và thôn tính cả đất nước này.
Thế nhưng đúng lúc hạm đội quân Nguyên dàn đội hình chuẩn bị tấn công thì gió bỗng mạnh dần lên, bầu trời mây đen vần vũ, và một cơn bão lớn bất ngờ ập vào bờ biển Nhật Bản.
Những cơn gió lớn quật chiến thuyền của quân Nguyên vào đá ngầm, sóng biển chồm lên nhấn chìm chúng xuống đáy biển. Hàng chục ngàn binh lính chết đuối trong trận cuồng phong, và những người còn lại cố tìm cách vào được bờ lại trở thành mồi ngon cho các cung thủ và võ sĩ Nhật Bản đang phục kích ở đó.
Hơn 15 vạn quân Nguyên lên đường chinh phạt nước Nhật nhưng chỉ có khoảng trên dưới 3 vạn trở về. Người Nhật lại chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2.
Nhờ hai trận bão lớn đầy bất ngờ này, nước Nhật đã thoát khỏi vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên. Người Nhật đã thần thánh hóa điều này, cho rằng thần linh đã phù trợ họ bảo vệ đất nước, nên họ gọi cơn cuồng phong đã nhấn chìm quân xâm lược đó là "Thần Phong" (Kamikaze).
Sau hai lần bị thất bại cay đắng, nhà Nguyên trên thực tế vẫn chưa từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản. Năm 1283, Hốt Tất Liệt lại sai A Tháp Hải cùng các tướng lĩnh khác chuẩn bị một cuộc viễn chinh lần thứ ba sang Nhật để phục thù.
Tuy nhiên thất bại của lực lượng xâm lược nhà Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu đã khiến quân Nguyên không thể thực hiện được kế hoạch chinh phạt Nhật Bản. Sau hai lần bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi tả, Hốt Tất Liệt quyết định gác lại ý đồ xâm lược Nhật Bản để dồn sức tấn công Việt Nam lần thứ ba.
Sau 3 lần bị đánh tan ở Việt Nam, nhà Nguyên cũng từ bỏ tham vọng tiến xuống phía nam, và họ cũng không hề đả động gì đến kế hoạch tiến đánh Nhật Bản nữa. Nhờ vậy, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia hiếm hoi ở Đông Á không bị đế quốc Nguyên Mông chinh phục.
Như vậy, đây là những thảm bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược nước khác. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, đến cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dần dần suy yếu và trở thành mục tiêu để các nước khác trên thế giới xâm lược.
Trong thời kỳ này, mặc dù đã xây dựng được lực lượng hải quân tương đối hùng hậu, song Trung Quốc vẫn phải tiếp tục gánh chịu những thất bại nặng nề trên biển, điển hình là trận chiến Thập Phổ nổ ra giữa hải quân Pháp với hải quân nhà Thanh.
Trận hải chiến Thập Phổ đã diễn ra như thế nào, và vì sao hải quân Trung Quốc thất bại thảm hại, mời các bạn đón đọc kỳ 2: Hải chiến Thập Phổ, Trung Quốc nếm mùi hải quân Pháp vào 19h ngày 29/5/2014
Mặc dù nằm trên bờ Thái Bình Dương, song Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh. Các cuộc xâm lăng của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên bộ, trong khi trên biển, hải quân Trung Quốc đã từng phải hứng chịu những thất bại vô cùng nặng nề.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngang ngược với các quốc gia láng giềng trong vấn đề tranh chấp biển đảo, chúng tôi xin điểm lại những trận chiến trên biển mà trong đó hải quân Trung Quốc đã phải chịu thảm bại trước đối phương, cả với tư cách là kẻ đi xâm lược lẫn bị kẻ khác xâm lược.
Kỳ 1: Cơn thịnh nộ của Thần Phong
Trong suốt thế kỷ XIII, vó ngựa xâm lược của quân đội Mông Cổ tung hoành khắp lục địa Âu-Á trong làn sóng bành trướng mãnh liệt. Ở Đông Á, người Mông Cổ đưa quân vào thôn tính Trung Quốc và lập nên triều Nguyên.
Quân Mông Cổ đã chinh phục một vùng đất rộng lớn trải dài từ phía bắc Trung Quốc tới Ba Tư, Trung Á, Nga và một phần Trung Đông. Ở phía đông, sau khi thôn tính Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), quân Nguyên bắt đầu dòm ngó Nhật Bản, quốc gia duy nhất ở phía đông chưa bị quân Nguyên cai trị.
Vó ngựa Nguyên Mông hoành hành khắp lục địa Âu-Á
Tuy nhiên trong thời kỳ này Nhật là một quốc gia tương đối hùng mạnh, cộng với vị trí địa lý tách biệt giữa biển cho phép người Nhật sẵn sàng chống lại các yêu sách của triều Nguyên và không chịu thần phục.
Tức giận trước thái độ chống đối của Nhật Bản, đến năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng Hàn Đô đem hơn 40.000 quân cùng gần 900 chiến thuyền sang xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng hùng hậu của mình, quân Nguyên dễ dàng đánh bại được các đơn vị đồn trú của Nhật trên các đảo tiền tiêu là Tusima và Iki, gây ra những trận thảm sát dã man và hủy diệt nặng nề ở đây.
Sau khi đổ bộ lên vịnh Hakata, lực lượng kỵ binh quân Nguyên với ưu thế về chiến thuật và vũ khí của mình đã áp đảo quân phòng thủ Nhật Bản. Quân Nguyên sử dụng những quả đạn pháo nhồi thuốc nổ mà quân Nhật chưa từng thấy bao giờ, khiến họ kinh hoàng tột độ.
Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Nguyên, lính Nhật buộc phải rút lui về cố thủ trong một pháo đài gần Dazaifu. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, quân Nguyên rút về nghỉ ngơi trên chiến thuyền của mình, chờ đợi cuộc tấn công vào ngày mai.
Tuy nhiên, đêm hôm đó, một cơn bão lớn bất chợt ập vào vịnh Hakata và nhấn chìm 200 chiến thuyền của quân Nguyên. Kỵ binh nhà Nguyên vốn chỉ quen tác chiến trên bộ, không giỏi thủy tính bị sóng dữ vùi dập tơi tả.
Đoàn chiến thuyền của quân Nguyên giong buồm đi xâm lược nước Nhật
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Nhật Bản trong một cuộc viễn chinh quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, họ cũng phải mất một thời gian mới khôi phục được hạm đội viễn chinh của mình vốn bị thiệt hại nặng sau cơn bão.
Về phía mình, sau trận chiến trên, Nhật Bản cũng tăng cường hơn nữa công cuộc phòng thủ tích cực. Biết rằng quân Nguyên sẽ không chịu từ bỏ dễ dàng, quân đội Nhật Bản đã huy động đông đảo các võ sĩ samurai tập hơn để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc mới.
Nhật Bản cũng cho xây dựng một bức tường thành bằng đá dài tới 20 km dọc theo bờ biển vịnh Hakata để đề phòng cuộc tấn công bằng kỵ binh từ phía biển của quân Nguyên.
Di tích tường đá phòng thủ của quân Nhật
Thuyền chiến quân Nguyên chia làm hai đường, một từ bán đảo Triều Tiên qua, và một đường từ miền nam Trung Quốc tới, dự định hội quân ở bờ biển đảo Kiuxiu. Với lực lượng mạnh hơn cuộc xâm lược lần thứ nhất hơn 10 lần, quân Nguyên tin tưởng rằng lần này họ sẽ sáp nhập được Nhật Bản vào đế chế của mình.
Tuy nhiên do một số trục trặc dọc đường, hạm đội từ phía nam Trung Quốc đến chậm, tạo điều kiện cho quân Nhật tập trung lực lượng phục kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt hạm đội yếu hơn từ ngả Triều Tiên qua.
Quân Nguyên vẫn còn hạm đội từ phía nam Trung Quốc kéo tới với lực lượng rất hùng hậu. Ngày 16/8/1281, hàng ngàn chiến thuyền hùng hổ kéo vào vịnh Hakozaki và các đảo Taka Hirato với khí thế áp đảo, tưởng chừng như không có gì có thể ngăn cản họ đánh bại quân Nhật và thôn tính cả đất nước này.
Hành trình đi xâm chiếm Nhật Bản của hải quân Mông Nguyên
Những cơn gió lớn quật chiến thuyền của quân Nguyên vào đá ngầm, sóng biển chồm lên nhấn chìm chúng xuống đáy biển. Hàng chục ngàn binh lính chết đuối trong trận cuồng phong, và những người còn lại cố tìm cách vào được bờ lại trở thành mồi ngon cho các cung thủ và võ sĩ Nhật Bản đang phục kích ở đó.
Hơn 15 vạn quân Nguyên lên đường chinh phạt nước Nhật nhưng chỉ có khoảng trên dưới 3 vạn trở về. Người Nhật lại chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2.
Nhờ hai trận bão lớn đầy bất ngờ này, nước Nhật đã thoát khỏi vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên. Người Nhật đã thần thánh hóa điều này, cho rằng thần linh đã phù trợ họ bảo vệ đất nước, nên họ gọi cơn cuồng phong đã nhấn chìm quân xâm lược đó là "Thần Phong" (Kamikaze).
Sau hai lần bị thất bại cay đắng, nhà Nguyên trên thực tế vẫn chưa từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản. Năm 1283, Hốt Tất Liệt lại sai A Tháp Hải cùng các tướng lĩnh khác chuẩn bị một cuộc viễn chinh lần thứ ba sang Nhật để phục thù.
Cơn bão bất ngờ nhấn chìm hạm đội của quân Nguyên
Sau 3 lần bị đánh tan ở Việt Nam, nhà Nguyên cũng từ bỏ tham vọng tiến xuống phía nam, và họ cũng không hề đả động gì đến kế hoạch tiến đánh Nhật Bản nữa. Nhờ vậy, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia hiếm hoi ở Đông Á không bị đế quốc Nguyên Mông chinh phục.
Như vậy, đây là những thảm bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược nước khác. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, đến cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dần dần suy yếu và trở thành mục tiêu để các nước khác trên thế giới xâm lược.
Trong thời kỳ này, mặc dù đã xây dựng được lực lượng hải quân tương đối hùng hậu, song Trung Quốc vẫn phải tiếp tục gánh chịu những thất bại nặng nề trên biển, điển hình là trận chiến Thập Phổ nổ ra giữa hải quân Pháp với hải quân nhà Thanh.
Trận hải chiến Thập Phổ đã diễn ra như thế nào, và vì sao hải quân Trung Quốc thất bại thảm hại, mời các bạn đón đọc kỳ 2: Hải chiến Thập Phổ, Trung Quốc nếm mùi hải quân Pháp vào 19h ngày 29/5/2014
Post a Comment