Dù hạ nhiệt nhưng cổ phiếu bất động sản vẫn đón nhận dòng tiền lớn từ nhà đầu tư.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng ổn định hơn. Những đợt tăng, giảm xen kẽ của VN-Index giảm hẳn, VN-Index tăng điểm đều đặn hơn. Hiện tại, nhà đầu tư đang đặt niềm tin lớn vào sự phục hồi của thị trường.
Nếu đầu phiên, Vn-Index chỉ tăng 1,57 điểm thì cuối phiên, đà tăng được củng cố. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/5, VN-Index tăng 4,59 điểm, tương ứng 0,83% và dừng ở mức 557,34 điểm. Đà tăng của thị trường dù được cải thiện so với đầu giờ sáng nhưng vẫn khiêm tốn so với ngày hôm qua. Vn-Index đi lên nhưng thanh khoản sụt giảm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 108.157.626 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.550,049 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 802.386 cổ phiếu, tương ứng 29,34 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận có 103 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 98 mã giảm giá.
Trong 4 chỉ số chính trên cả 2 sàn, VN30-Index có tốc độ tăng mạnh nhất. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/5, VN30-Index tăng 9,01 điểm, tương ứng 1,49% và dừng ở mức 614,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 34.817.290 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 781,322 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Nhóm VN30-Index có 21 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 5 mã giảm giá.
Trong nhóm blue-chip, 5 mã giảm giá với tốc độ khiêm tốn. VNM mất mát nhiều nhất khi giảm 1.000 đồng/CP xuống 123.000 đồng/CP. Đứng sau VNM là VIC giảm 500 đồng/CP xuống 66.500 đồng/CP, KDC giảm 500 đồng/CP xuống 59.500 đồng/CP, CII giảm 300 đồng/CP xuống 18.500 đồng/CP, ITA giảm 100 đồng/CP xuống 8.300 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, GMD gây được chú ý khi là blue-chip duy nhất tăng trần. GMD tăng 2.100 đồng/CP lên 32.200 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán GMD hoàn toàn trống trơn trong khi bên dư mua lệnh mua chất đầy. Trong đó có dư mua trần đạt gần nửa triệu đơn vị.
GMD đang “nóng” bởi thông tin có thể chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1. Đặc biệt, GMD đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2014 là 600 tỷ đồng nhờ Gemadept Tower. Năm nay, GMD sẽ hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng 85% vốn góp của Gemadept Tower.
Không tăng trần như GMD nhưng nhiều blue-chip khác cũng tăng mạnh. MSN tăng 2.500 đồng/CP lên 95.000 đồng/CP, STB tăng 1.200 đồng/CP lên 20.000 đồng/CP, chỉ thấp hơn giá trần đúng 100 đồng/CP, PVD tăng 1.500 đồng/CP lên 83.500 đồng/CP, HSG tăng 1.300 đồng/CP lên 46.000 đồng/CP, CSM tăng 900 đồng/CP lên 40.100 đồng/CP,…
Cổ phiếu bất động sản hạ nhiệt, số mã tăng trần giảm sút nhưng dòng tiền đổ vào ngành này vẫn cao. Một số cổ phiếu bất động sản tăng trần có thể kể đến như PPI tăng 600 đồng/CP lên 9.500 đồng/CP, PTL tăng 200 đồng/CP lên 3.500 đồng/CP, VNI tăng 200 đồng/CP lên 3.800 đồng/CP.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội duy trì đà tăng nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch 28/5, HNX-Index tăng 0,33 điểm, tương ứng 0,43% và đóng cửa ở mức 77,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 70.327.495 cổ phiếu, tương ứng 673,153 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 348.087 cổ phiếu, tương ứng 2,86 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 102 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 109 mã giảm giá.
HNX30-Index có tốc độ tăng mạnh hơn HNX-Index một chút. Chốt phiên ngày 28/5, HNX30-Index tăng 1,13 điểm, tương ứng 0,73% và đóng cửa ở mức 156,21 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 48.977.900 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 513,37 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Trong nhóm ghi nhận 16 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội cũng giảm khá nhẹ. KLF mất mát nhiều nhất cũng chỉ giảm 300 đồng/CP xuống 12.200 đồng/CP. Các mã giảm nhẹ hơn là HUT giảm 200 đồng/CP xuống 11.000 đồng/CP, PLC giảm 200 đồng/CP xuống 20.100 đồng/CP, PVX giảm 100 đồng/CP xuống 5.300 đồng/CP, SCR giảm 100 đồng/CP xuống 8.800 đồng/CP, SHB giảm 100 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP, VND giảm 100 đồng/CP xuống 15.300 đồng/CP. Đa số blue-chip suy giảm đều thuộc họ bất động sản.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng ổn định hơn. Những đợt tăng, giảm xen kẽ của VN-Index giảm hẳn, VN-Index tăng điểm đều đặn hơn. Hiện tại, nhà đầu tư đang đặt niềm tin lớn vào sự phục hồi của thị trường.
Nếu đầu phiên, Vn-Index chỉ tăng 1,57 điểm thì cuối phiên, đà tăng được củng cố. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/5, VN-Index tăng 4,59 điểm, tương ứng 0,83% và dừng ở mức 557,34 điểm. Đà tăng của thị trường dù được cải thiện so với đầu giờ sáng nhưng vẫn khiêm tốn so với ngày hôm qua. Vn-Index đi lên nhưng thanh khoản sụt giảm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 108.157.626 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.550,049 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 802.386 cổ phiếu, tương ứng 29,34 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận có 103 mã tăng giá, 80 mã đứng giá và 98 mã giảm giá.
Cổ phiếu bất động sản vẫn đón nhận dòng tiền lớn từ nhà đầu tư
Trong nhóm blue-chip, 5 mã giảm giá với tốc độ khiêm tốn. VNM mất mát nhiều nhất khi giảm 1.000 đồng/CP xuống 123.000 đồng/CP. Đứng sau VNM là VIC giảm 500 đồng/CP xuống 66.500 đồng/CP, KDC giảm 500 đồng/CP xuống 59.500 đồng/CP, CII giảm 300 đồng/CP xuống 18.500 đồng/CP, ITA giảm 100 đồng/CP xuống 8.300 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, GMD gây được chú ý khi là blue-chip duy nhất tăng trần. GMD tăng 2.100 đồng/CP lên 32.200 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán GMD hoàn toàn trống trơn trong khi bên dư mua lệnh mua chất đầy. Trong đó có dư mua trần đạt gần nửa triệu đơn vị.
GMD đang “nóng” bởi thông tin có thể chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1. Đặc biệt, GMD đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2014 là 600 tỷ đồng nhờ Gemadept Tower. Năm nay, GMD sẽ hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng 85% vốn góp của Gemadept Tower.
Không tăng trần như GMD nhưng nhiều blue-chip khác cũng tăng mạnh. MSN tăng 2.500 đồng/CP lên 95.000 đồng/CP, STB tăng 1.200 đồng/CP lên 20.000 đồng/CP, chỉ thấp hơn giá trần đúng 100 đồng/CP, PVD tăng 1.500 đồng/CP lên 83.500 đồng/CP, HSG tăng 1.300 đồng/CP lên 46.000 đồng/CP, CSM tăng 900 đồng/CP lên 40.100 đồng/CP,…
Cổ phiếu bất động sản hạ nhiệt, số mã tăng trần giảm sút nhưng dòng tiền đổ vào ngành này vẫn cao. Một số cổ phiếu bất động sản tăng trần có thể kể đến như PPI tăng 600 đồng/CP lên 9.500 đồng/CP, PTL tăng 200 đồng/CP lên 3.500 đồng/CP, VNI tăng 200 đồng/CP lên 3.800 đồng/CP.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội duy trì đà tăng nhẹ. Kết thúc phiên giao dịch 28/5, HNX-Index tăng 0,33 điểm, tương ứng 0,43% và đóng cửa ở mức 77,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 70.327.495 cổ phiếu, tương ứng 673,153 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 348.087 cổ phiếu, tương ứng 2,86 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 102 mã tăng giá, 49 mã đứng giá và 109 mã giảm giá.
HNX30-Index có tốc độ tăng mạnh hơn HNX-Index một chút. Chốt phiên ngày 28/5, HNX30-Index tăng 1,13 điểm, tương ứng 0,73% và đóng cửa ở mức 156,21 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 48.977.900 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 513,37 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Trong nhóm ghi nhận 16 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 10 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội cũng giảm khá nhẹ. KLF mất mát nhiều nhất cũng chỉ giảm 300 đồng/CP xuống 12.200 đồng/CP. Các mã giảm nhẹ hơn là HUT giảm 200 đồng/CP xuống 11.000 đồng/CP, PLC giảm 200 đồng/CP xuống 20.100 đồng/CP, PVX giảm 100 đồng/CP xuống 5.300 đồng/CP, SCR giảm 100 đồng/CP xuống 8.800 đồng/CP, SHB giảm 100 đồng/CP xuống 9.300 đồng/CP, VND giảm 100 đồng/CP xuống 15.300 đồng/CP. Đa số blue-chip suy giảm đều thuộc họ bất động sản.
Post a Comment